Các cấp chất lượng tiêu chuẩn của dầu nhờn? Các thời điểm nên thay dầu nhớt cho xe?

Các cấp chất lượng tiêu chuẩn của dầu nhờn 

Bên cạnh việc tìm hiểu thông số dầu nhờn là gì thì các cấp chất lượng tiêu chuẩn của dầu nhờn cũng là điều mà chủ xe cần quan tâm để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hiện nay có 5 cấp chất lượng thể hiện tính năng của dầu nhờn, cụ thể như sau: 

1. Cấp chất lượng SAE

SAE có tên đầy đủ là Society of Automotive Engineers – Hiệp hội Kỹ sư ô tô Hoa Kỳ, là tiêu chuẩn dùng để đánh giá, phân loại dầu nhờn dựa trên độ nhờn của sản phẩm do Hiệp hội Kỹ sư ô tô Hoa Kỳ đưa ra. Theo tiêu chuẩn này, sẽ có 2 cấp chất lượng dầu nhờn như sau:

  • Dầu nhờn đơn cấp: Thường chỉ có ký hiệu là SAE 40 và SAE 50. Loại dầu nhờn này chỉ đảm bảo độ nhớt đạt chất lượng ở nhiệt độ cao, giúp bôi trơn động cơ hiệu quả. Nếu nhiệt độ xuống thấp thì dầu nhờn đơn cấp sẽ đặc lại, khó bơm đều lên động cơ khiến xe khó khởi động và các chi tiết máy không ăn khớp với nhau.
  • Dầu nhớt đa cấp: Được ký hiệu như SAE 10W-30, SAE 10W-40,… Trong đó, con số trước chữ W sẽ biểu thị điều kiện nhiệt độ thấp nhất mà động cơ có thể làm việc hiệu quả, W là Winter (mùa đông), còn con số sau W là độ nhờn của dầu khi động cơ hoạt động ở nhiệt độ tương ứng với chỉ số trước W. Như vậy, nhớt 10W-40 là loại dầu nhờn đa cấp được đánh giá theo cấp chất lượng SAE. 

2. Cấp chất lượng API 

API là tiêu chuẩn đánh giá về cấp dầu nhờndo Hiệp hội Dầu khí Mỹ (American Petroleum Institute) đưa ra. Theo tiêu chuẩn cấp nhờn API, dầu nhờn có ký hiệu bằng chữ S đứng trước sẽ sử dụng cho động cơ xăng. Đồng thời, ký tự đứng sau chữ S càng xa chữ A theo bảng chữ cái Alphabet thì độ nhờn càng cao, càng có lợi cho động cơ. Ví dụ: SA, SB, SC,… thì SC có độ nhờn cao hơn SA.

Bên cạnh đó, dầu nhờn có ký hiệu là chữ C đứng trước sẽ sử dụng cho phương tiện có động cơ chạy bằng dầu diesel. Chữ cái sau chữ C càng xa chữ A và số càng lớn thì cấp chất lượng tiêu chuẩn dầu nhờn càng cao. Ví dụ: CF-4, CG-4, CH-4, CI-4, CJ-4, CK-4,…

Trong trường hợp người dùng nhận thấy thông số trên dầu nhờn có cả Sx/Cy thì sản phẩm đó sử dụng được cho cả hai loại động cơ chạy bằng xăng và dầu.

3. Cấp chất lượng ILSAC

Ủy ban Phê duyệt Tiêu chuẩn Dầu nhờn Quốc tế ILSAC (International Lubricants Standardization and Approval Committee) đã đặt ra cấp chất lượng ILSAC của dầu nhờn. Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá khả năng giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm và tiết kiệm nhiên liệu. Ký hiệu tiêu chuẩn của cấp chất lượng này là GF-x (x là số biểu hiện cấp chất lượng theo thứ tự 1, 2, 3,…). Nếu dầu nhờn có chỉ số ILSAC càng lớn thì hiệu suất của sản phẩm mang lại càng cao.

4. Cấp chất lượng ACEA

ACEA tức là European Automobile Manufacturers’ Association – Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu. Đây là tiêu chuẩn được tạo ra nhằm phân loại các cấp chất lượng của dầu nhờn tương ứng với các loại động cơ riêng biệt, cụ thể:

  • Cấp A: Dành cho động cơ sử dụng xăng. 
  • Cấp B: Sử dụng cho động cơ dầu diesel hạng nhẹ.
  • Cấp C: Dùng cho các động cơ có trang bị bộ xử lý khí thải.
  • Cấp E: Sử dụng cho các loại xe có động cơ diesel hạng nặng.

5. Cấp chất lượng JASO 

JASO là tên viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization – Trung tâm Quốc tế hóa tiêu chuẩn ô tô Nhật Bản. Cấp chất lượng JASO là tiêu chuẩn dầu nhờn dành cho các dòng xe gắn máy, thông thường được ký hiệu là MA, MA2, MB. Trong đó, MA, MA2 sẽ thể hiện hiệu suất ma sát cao, thích hợp cho các dòng xe số, còn MB sẽ phù hợp sử dụng cho dòng xe tay ga, giúp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.

Các loại dầu nhớt sử dụng cho xe ô tô, xe gắn máy cần đảm bảo 1 trong 5 cấp chất lượng quốc tế (Nguồn: Sưu tầm)

Các thời điểm nên thay dầu nhớt cho xe

Người dùng nên tiến hành thay dầu nhờn định kỳ để động cơ xe được bôi trơn, đảm bảo vận hành ổn định. Trên thực tế, các nhà sản xuất xe sẽ có những khuyến cáo riêng về thời gian thay dầu nhờn. Đồng thời, tùy thuộc vào chất lượng dầu máy, điều kiện thời tiết, cường độ sử dụng phương tiện mà các mốc thời gian thay dầu nhờn của xe sẽ có sự khác biệt.

Dưới đây là một số gợi ý để chủ xe biết được nên thay dầu nhờn xe khi nào cho từng dòng xe khác nhau: 

  • Đối với xe máy số: Nên thay dầu nhờn sau khi chạy khoảng 5.000 – 7.000 km (nếu sử dụng nhớt chất lượng API là SF hoặc SG) và khoảng 6.000 – 8.000 km (nếu nhớt có API là SJ hoặc SL).
  • Đối với xe máy tay ga: Nên thay dầu nhờn mới sau khi chạy được 7.000 – 10.000 km đối với xe mới, vận hành tốt. Còn nếu xe đã cũ thì tùy tình trạng của xe mà người dùng nên thay nhớt sau khi chạy khoảng 5.000 – 7.000 km.
  • Đối với xe ô tô: Loại phương tiện này có mốc thời gian thay nhớt gợi ý là sau khoảng 10.000km (nhớt có API là CF hoặc SG), khoảng 10.000 – 12.000 km (nhớt API là CI, SM), khoảng 12.000 – 14.000 km (API là CK-4/SN) và khoảng 14.000 – 162.000 km (nhớt có API là CK-4/SN).

Tuy nhiên, các con số trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng có thể tự kiểm tra dầu nhờn xe hoặc đưa đến các trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng uy tín để kiểm tra thời điểm thay dầu nhờn của xe.

Các dòng xe khác nhau sẽ sử dụng loại dầu nhờn tùy theo tiêu chuẩn khuyến cáo của nhà sản xuất. Vì thế, việc tìm hiểu chi tiết về thông số dầu nhờn 10W-40, 15W-40; 20W-50 là gì cũng như các cấp chất lượng tiêu chuẩn giúp người dùng dễ dàng tìm mua loại dầu nhờn phù hợp. 

Các dòng xe sử dụng thay dầu nhớt định kỳ

Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm !

Qúy khách cần nhập hàng hoặc làm đại lý các sản phẩm về dầu nhớt Sanmos/Petromerica/iLAST vui lòng liên hệ tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG THĂNG LONG

Hotline: 0985.427.998

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Vimeco Lô E9, đường Phạm Hùng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!